Trong những năm gần đây, tình trạng nước sinh hoạt, ăn uống của các hộ gia đình tại Việt Nam đang trong tình trạng báo động. Nguồn nước ở nhiều địa phương không đảm bảo, còn chứa nhiều cặn bẩn, ion kim loại nặng, hóa chất… nhất là đối với các vùng núi đá vôi thì tình trạng nước cứng còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây chia sẻ một số phương pháp xử lý nguồn nước cứng hiệu quả
Nước cứng
Trong nước luôn tồn tại các ion hòa tan khác nhau, có một số ion khi gặp nhiệt độ cao hoặc đun nóng thì nó lại kết tủa. Đặc biệt là ion Canxi và Magie. Nước cứng là nước có nhiều hai ion này thì được gọi là nước cứng. Để xác định được độ cứng của nước đồng nghĩa với việc đo nồng độ các ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) có mặt trong nước.
Khi sử dụng nước có độ cứng cao để sinh hoạt nước cứng sẽ có xu hướng hình thành cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị và đường ống, gây hao tốn nhiên liệu, nhanh hư hỏng thiết bị và gây sự khó chịu nếu dùng sinh hoạt như đóng cặn trong đáy ấm đun nước, tắc bình nóng lạnh, máy giặt và gây tốn điện năng.
Nước cứng gây hư hỏng các thiết bị, vật dụng trong gia đình
Đặc biệt, đối với hệ thống trao đổi nhiệt trong điều kiện hoạt động ở nhiệt độ cao và áp suất cao, ion canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) dễ dàng phản ứng hình thành cáu cặn đóng bám làm giảm khả năng truyền nhiệt, tiêu hao nhiên liệu và gây nguy hiểm cho thiết bị. Chính vì vậy, cần phải xử lý nước cứng hay làm mềm nước trước khi sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống là vô cùng cần thiết .
Xử lý nước cứng
Hiện nay có một số phương pháp để loại bỏ độ cứng trong nước như gia nhiệt tạo kết tủa, trao đổi ion, công nghệ lọc RO.
Phương pháp gia nhiệt tạo kết tủa
Phương pháp gia nhiệt tạo kết tủa thực chất vẫn diễn ra thường ngày, đó là quá trình đun sôi nước, khi ở nhiệt độ cao các hợp chất chứa Magie và Canxi sẽ phản ứng để tạo thành cáu cặn bám dưới đáy ấm đun nước, hay xoong nồi. Tuy nhiên phương pháp này còn nhiều hạn chế vì nguồn nước sau khi đun vẫn không đảm bảo an toàn khi sử dụng trực tiếp, vẫn cần phải trải qua một hệ thống lọc các cặn bẩn mới sử dụng được. Hơn nữa các cặn bẩn sẽ làm hư hỏng các thiết bị đun nấu trong gia đình.
Phương pháp trao đổi ion
Ion là một nguyên tử mang điện tích. Nguyên tử mang điện tích dương được gọi là Cation. Nguyên tử mang điện tích âm được gọi là Anion. Khi hai điện tích trái dấu sẽ có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành cặn khi có điều kiện thuận lơi.
Xử lý nước cứng bằng phương pháp trao đổi ion
Để xử lý hiện tượng này, người ta dùng “hạt nhựa trao đổi ion”. Theo nguyên lý những hạt mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau, người ta dùng loại hạt nhựa tích điện dương là Cation để “hút” các ion âm và ngược lại. Khi các hạt nhựa đã bão hòa (không thể “hút” thêm được nữa) người ta phải “sạc” lại. Quá trình này có thể diễn ra liên tục hay theo chu kỳ, tự động hay thủ công tùy vào quy mô và sản phẩm cụ thể.
Sau khi tái sinh, hạt nhựa không thể trở về như dạng ban đầu mà hiệu quả hoạt động sẽ kém hơn. Vì vậy, qua một số lần tái sinh cần tiến hành thay thế hạt nhựa mới để đảm bảo hiệu quả của hệ thống lọc.
Công nghệ lọc RO
Công nghệ lọc nước RO là công nghệ xử lý nước cứng hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Với công nghệ này sử dụng hệ thống màng lọc có kích thước lỗ lọc siêu nhỏ hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược giúp loại bỏ hoàn toàn các kim loại nặng, vi khuẩn, tạp chất… có trong nước, cho nguồn nước đầu ra tinh khiết và an toàn cho người sử dụng.
Để đảm bảo lượng vi khoáng cần thiết cho cơ thể, các nhà sản xuất đã tích hợp thêm hệ thống lõi lọc chức năng giúp cân bằng pH, bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể để nước đầu ra có vị ngọt tự nhiên, dễ dàng sử dụng.
Với các phương pháp trên, nước cứng không còn là vấn đề đáng lo ngại với các hộ gia đình nữa. Giờ đây, gia đình bạn có thể yên tâm sử dụng nguồn nước tinh khiết, đảm bảo an toàn cho sứ khỏe mọi thành viên trong gia đình.
LIÊN HỆ MUA HÀNG KORIHOME CHÍNH HÃNG